Tên khoa học: Stevia rebaudiana.
Tên gọi khác: cúc ngọt, cỏ đường.
Học: cúc ( Asteraceae).
I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Cỏ ngọt chứa các thành phần hóa học như: Steviol (một loại đường có vị ngọt gấm 300 lần so với đường kính nhưng không chứa năng lượng), chất béo, protein, carbonhydrate,…
II. BỘ PHẬN SỬ DỤNG VÀ CÔNG DỤNG
1.Bộ phận sử dụng
Búp non và lá cây cỏ ngọt được sử dụng để làm thuốc.
2. Công dụng
Theo y học cổ truyền:
Cỏ ngọt có vị ngọt, có công dụng hạ huyết áp, lợi tiểu và tiêu khát. Chủ trị: tiểu đường, chảy máu răng, tiểu tiện không thông.
Theo y học hiện đại:
- Hỗ trợ người bệnh tiểu đường:
Cỏ ngọt có thể kích thích và sản xuất insulin với một lượng lớn, góp phần kéo dài quá trình biến đổi glycogen thành glucose hơn, giúp điều tiết quá trình chuyển hóa ở người mắc bệnh tiểu đường.
- Kiểm soát cân nặng:
Cỏ ngọt dường như không chứa calo nên bạn có thể sử dụng cỏ ngọt hay các chế phẩm từ cỏ ngọt như đường cỏ ngọt hay dịch chiết cỏ ngọt như một loại đường ăn kiêng. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp việc ăn kiêng cùng luyện tập thể dục thể thao để nhanh chóng đạt được vóc dáng như mình mong muốn.
- Giảm ung thư tuyến tụy:
Trong cỏ ngọt có chứa chất chống oxy hóa Kaempferol. Các nghiên cứu phát hiện rằng, chất này hoạt động như một nhân tố giúp gây ức chế các tế bào ung thư, giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy lên tới 23%.
- Hỗ trợ giảm huyết áp:
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần steviol glycosides có trong cỏ ngọt có khả năng giúp giảm huyết áp nhờ tác dụng bình thường hóa huyết áp và điều hòa nhịp tim.
- Điều trị rối loạn mỡ máu:
Một nghiên cứu đã cho thấy, cỏ ngọt có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol trong máu.
- Hỗ trợ duy trì sức khỏe răng miệng:
Cỏ ngọt giúp làm giảm sự hình thành vi khuẩn trong miệng và ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi, khiến nó trở thành một chất phụ gia phổ biến cho kem đánh răng và nước súc miệng.
III. MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG CỎ NGỌT
1.Tác dụng phụ của cỏ ngọt
Các nghiên cứu an toàn đã đánh giá rằng chiết xuất cỏ ngọt không có tác dụng phụ nếu dùng đúng liều lượng.
Nếu mọi người sử dụng quá liều lượng cho phép cũng dễ gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi, chướng bụng, đau cơ, tê bì tay chân,…
Theo khuyến cáo từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm (SCF) và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) thì mỗi ngày chỉ nên dùng 4mg/kg cỏ ngọt để đảm bảo an toàn.
2. Một số lưu ý khi dùng cỏ ngọt
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cỏ ngọt, mọi người cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Liều lượng sử dụng hợp lý;
- Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng một số người dễ bị dị ứng với các thành phần của cây cỏ ngọt. Nên khi nhận thấy các biểu hiện như ngứa, dị ứng, khó chịu sau khi sử dụng cần ngưng dùng và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra;
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng cỏ ngọt, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ;
- Mặc dù cỏ ngọt không gây tăng đường huyết nhưng khi dùng thay thế đường cần theo dõi lượng tiêu thụ, nhất là người bị tiểu đường.