I. Thông tin chung
- Tên khoa học: Fallopia multiflora Thunb. ex Maxim.
- Họ: Rau răm (Polygonaceae)
- Tên gọi khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón (Tày), Khu lình (Thái), Xạ ú sí (Dao).
II. Thành phần hóa học
Trong hà thủ ô đỏ chứa nhiều dưỡng chất và hợp chất tốt cho sức khỏe như:
- 1,7% anthraglucozit ( chrysophanol, emodin, rhein);
- 1,1% chất đạm;
- 4,2% tinh bột;
- 3,1% chất béo;
- 2,4% chất vô cơ;
- 26,4% chất tan trong nước;
- Lecithin…
II. Bộ phận sử dụng và công dụng của Hà thủ ô đỏ
1.Bộ phận sử dụng
Rễ củ được sử dụng nhiều nhất;
Thân leo và lá cũng được sử dụng nhưng không phổ biến.
2. Công dụng của Hà thủ ô đỏ
Theo Y học cổ truyền:
Thân leo và lá của hà thủ ô đỏ thường được sử dụng để dưỡng tâm và an thần, dưỡng huyết và hoạt lạc, trị chứng thần kinh suy nhược, trị thiếu máu và đau mỏi toàn thân.
Rễ củ của hà thủ ô đỏ có vị đắng và tính hơi ấm, có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết và bổ âm giải độc, trị các chứng rối loạn tinh thần, giúp ức chế vi khuẩn lao, và giảm cholesterol.
Theo Y học hiện đại:
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, hà thủ ô đỏ có đa dạng công dụng, cụ thể:
- Nhuận tràng:
Anthraglucozit và anthraquinon có trong hà thủ ô đỏ có công hiệu chính trong việc nhuận tràng. Hai hoạt chất này có khả năng kích thích co bóp ruột, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột giúp chống táo bón và đi ngoài ra máu.
- Bổ can thận
Hà thủ ô đỏ có chứa các chất flavonoid và stilbenoid có tác dụng chống viêm và tăng cường lưu thông máu, góp phần cải thiện chức năng gan, hỗ trợ thải độc cơ thể và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào gan.
Với những tác động tích cực lên gan và thận, hà thủ ô đỏ được xem như vị thuốc quý trong việc điều trị các bệnh lý liên quan như viêm gan, xơ gan, suy gan, viêm thận, suy thận.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Các hợp chất polysaccharide và lecithin đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sản sinh tế bào miễn dịch, tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu và nâng cao khả năng chống lại vi khuẩn, virus, nấm một cách hiệu quả.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Hà thủ ô đỏ có chứa các chất phenolic và terpenoid có tác dụng làm giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành cục máu đông và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, các hợp chất phenolic trong hà thủ ô đỏ có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do - là thủ phạm gây tổn thương tế bào tim mạch, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
- Hỗ trợ chức năng thần kinh, não bộ
Alkaloid trong hà thủ ô đỏ có khả năng chống oxy hoa mạnh mẽ, giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương. Do đó, hỗ trợ cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung.
Ngoài ra, saponin giúp tăng cường lưu thông máu lên não, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, cải thiện tình trạng mất ngủ, giảm căng thẳng, lo âu, mang đến cho bạn giấc ngủ ngon và tinh thần sảng khoái.
- Ức chế trực khuẩn lao
Emodin và Physcion là hai hợp chất có khả năng ức chế mạnh mẽ sự sinh sản của trực khuẩn lao - tác nhân gây bệnh lao phổi. Bên cạnh tác dụng ức chế trực khuẩn lao, hà thủ ô đỏ còn kích thích sản xuất tế bào miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và làm dịu cơn ho, long đờm, giảm tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp.
- Giàu chất chống oxy hóa
Anthocyanin là chất chống oxy hóa mạnh, tiêu diệt các gốc tự do, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa lão hóa da, tóc và cơ thể. Đồng thời, resveratrol có tác dụng kích thích sản sinh collagen, tăng độ đàn hồi cho da, giảm nếp nhăn và làm mờ các vết thâm nám.
- Giúp “xanh tóc”
Tetrahydroxystilbene glucoside kich thích cơ thể sản sinh melanin - sắc tố tạo nên màu đen cho toc. Nhờ vậy, hà thủ ô đỏ giúp tóc bạc sớm lấy lại màu đen tự nhiên, suôn mượt và bóng khỏe.
Leucodelphinidin có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ nang tóc khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Do đó, mái tóc trở nên dày dặn, chắc khỏe và giảm thiểu tình trạng tóc gãy rụng.
III. Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng hà thủ ô đỏ, người dùng cần tuân thủ một số lưu ý sau:
- Liệu lượng và thời gian sử dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mục đích của người dùng.
- Không sử dụng hà thủ ô đỏ khi bị viêm ruột hoặc tiêu chảy cấp, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và mất nước.
- Không sử dụng hà thủ ô đỏ khi bị bệnh gan nặng như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, vì nó có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc gan và biến chứng.
- Không sử dụng hà thủ ô đỏ khi đang mang thai hoặc cho con bú, vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sữa mẹ.
- Khi sử dụng hà thủ ô đỏ cần uống nhiều nước và bổ sung các ion điện giải như natri, kali để duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.
- Nếu sử dụng hà thủ ô đỏ trong thời gian dài, phải kiểm tra định kỳ các chỉ số của gan, ruột và điện giải để phát hiện sớm các biến đổi bất thường. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường nên ngừng sử dụng hà thủ ô đỏ và đi khám bác sĩ ngay lập tức.