Tên gọi khác: hoài ngưu tất, cây cỏ xước, cỏ sướt hai răng.
Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.
Thuộc họ: Amaranthaceae (họ Rau dền).
I. Thành phần hóa học
Rễ cây ngưu tất có thành phần hóa học đa dạng như saponin tritecpenoid, polysaccharid, emodin rutin, inokosteron, sterol ecdysteron, arginine, alkaloids, coumarins, đồng, sắt…
Trong đó, saponin tritecpenoid là một trong những thành phần chính, hoạt chất này khi thủy phân sẽ tạo ra đường và oleanolic acid.
II. Bộ phận sử dụng và công dụng
- Bộ phận sử dụng
Rễ của cây ngưu tất có giá trị dược lí nên đây là bộ phận được dùng làm thuốc.
2. Công dụng
Tác dụng chữa bệnh của cây ngưu tất là rất nhiều, trong đó phải kể đến:
Theo Y học cổ truyền:
Ngưu tất trong Đông y có tính bình, vị đắng và chua, thường được sử dụng để tác động vào hai kinh can và thận, cụ thể:
- Lưu thông máu huyết, làm tan máu ứ, máu bầm.
- Giảm sưng tấy, tiêu ung thũng.
- Chữa đau bụng, bí tiểu, khó tiểu, tiểu ra máu.
- Chữa tắc kinh, sót nhau ở phụ nữ.
- Chữa đau lưng, mỏi gối, tê bì tay chân.
Theo Y học hiện đại:
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền, cây ngưu tất còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe theo y học hiện đại.
- Hợp chất caponin trong rễ cây ngưu tất có tác dụng tạo ra sự tăng sinh và biệt hóa trong tế bào mô đệm của tủy xương, từ đó phòng ngừa loãng xương do lão hóa hiệu quả.
- Hoạt chất polypeptide chiết xuất từ cây ngưu tất có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh và thúc đẩy tái tạo hệ thần kinh ngoại vi.
- Cây ngưu tất chứa Polysaccharide có tác dụng chống hình thành khối u và ngăn ngừa ung thư di căn.
- Ngoài ra, ngưu tất còn được sử dụng hỗ trợ điều trị hạ huyết áp, chống co thắt tá tràng, kích thích co thắt tử cung, lợi tiểu,…
Ngưu tất là một dược liệu mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn nhiều thông tin về cây dược liệu này.