Khaihapharco | Duockhaiha.com

Tin y dược

SƠN TRA

Tên khoa học: Crataegus cuneara Sied

Tên gọi khác:Táo mèo, Hồng quả,  Bắc sơn tra, Nam sơn tra, Dã sơn tra, Xích qua tử, Thử tra, Mao tra, Phàm tử, Hầu lê,…

Thuộc họ: Hoa hồng (Rosaceae)

I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quả sơn tra chứa một hàm lượng vitamin C rất cao. Ngoài ra, Sơn tra cũng chứa một số thành phần hóa học khác như:

  • Acid cafiic;
  • Acid citric;
  • Acid oleanic;
  • Acid crataegic;
  • Cacbon hydrat;
  • Acetylcholin;
  • Protid;
  • Cholin;
  • Calci;
  • Ursolic;
  • Phytosterin;
  • Phốt pho;
  • Sắt
son-tra1.jpg

II. BỘ PHẬN SỬ DỤNG VÀ CÔNG DỤNG

1.Bộ phận sử dụng

Quả sơn tra được dùng làm dược liệu điều trị bệnh.

2. Công dụng

Theo y học cổ truyền

Sơn tra tính hơi ôn, vị ngọt, chua, quy vào kinh tâm, tỳ, vị. 

Sơn tra có tác dụng kiện vị, tiêu thực, giúp hạ mỡ máu.

son-tra-3.jpg

Theo y học hiện đại

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Quả sơn tra có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, điều hòa nhịp tim, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

  • Hỗ trợ tiêu hóa:

Quả sơn tra có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp giảm táo bón và đầy bụng.

  • Hỗ trợ giảm cân:

Quả sơn tra có tác dụng giảm cholesterol và mỡ máu, do đó có thể hỗ trợ giảm cân.

  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch:

Quả sơn tra có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

  • Hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi

Quả sơn tra có tác dụng an thần, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ.

  • Kháng khuẩn

Quả sơn tra có chứa các hoạt chất có tác dụng ức chế các trực khuẩn liên cầu beta và tụ cầu vàng,…

son-tra-2.jpg

III. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SƠN TRA

Không nên sử dụng sơn tra cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng hay quá mẫn cảm với các thành phần của quả sơn tra.
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý loét dạ dày - tá tràng nặng, xuất huyết dạ dày.
  • Bệnh nhân tỳ vị hư yếu nặng, không có biểu hiện đầy trướng hay tích trệ.