Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve (C.L. Blume)
Tên khác: chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ.
Thuộc họ: Nhài ( Oleaceae).
I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Trong thành phần của chè vằng có chứa Ancaloid, flavonoid, glycozit với các công dụng:
- Flavonoid: ngăn chặn quá trình oxy hóa đồng thời có khả năng chống độc, bảo vệ hoạt động của gan.
- Glycozit: có khả năng cải thiện tiêu hóa, kích thích sự ngon miệng.
- Ancaloid: có tác dụng chống ung thư, hạ huyết áp, diệt khuẩn, tác động lên hệ thần kinh trung ương.
II. BỘ PHẬN SỬ DỤNG VÀ CÔNG DỤNG
1.Bộ phận sử dụng
Cành lá, thu hái quanh năm, phơi khô.
2. Công dụng
Theo Y học cổ truyền, chè vằng có vị hơi đắng, chát, tính ấm, vào hai kinh: tâm, tỵ, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, trừ mủ.
Theo Y học hiện đại, chè vằng mang lại nhiều tác dụng:
- Thanh nhiệt, giải độc gan, chữa gan nhiễm mỡ, tăng men gan,…
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.
- Điều hòa đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
- Lợi sữa, giảm tình trạng tắc tia sữa.
- Ngăn ngừa viêm nhiễm sau sinh ở phụ nữ.
- Giảm nguy cơ áp xe vú ở phụ nữ.
- Điều hòa rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh.
- Chè vằng giúp giảm cân, tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể.
III. NHỮNG ÁI KHÔNG NÊN DÙNG CHÈ VẰNG
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng chè vằng quá nhiều bởi khả năng đào thải độc tố hay máu ứ đọng trong người, có thể vô tình ảnh hưởng đến thai nhi.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Người có bệnh tình về huyết áp thấp hay huyết áp cao