Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
Tên khác: cỏ trường thọ (Trung Quốc), phúc ẩm thảo (Nhật Bản), cây trường sinh, dền toòng, cổ yếm, ngũ diệp sâm,…
Thuộc họ: bí (Cucurbitaceae).
I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thành phần hoạt chất chính của Giảo cổ lam bao gồm: Saponin, flavonoid, polysaccharid:
- Saponin: Trong giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin cáu trúc triterpenoid kiểu Dammaran (gồm 4 vòng và một mạch nhánh), gọi chung là các gypenosids, trong đó có 4 saponin có giống cấu trúc giống hệt saponin trong nhân sâm, 11 saponin có cấu trúc tương tự như saponin trong nhân sâm.
- Ngoài ra, Giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.
II. BỘ PHẬN SỬ DỤNG VÀ CÔNG DỤNG
1.Bộ phận sử dụng
Toàn cây
2. Công dụng
Theo y học cổ truyền
Giảo cổ lam có vị rất giống nhân sâm, trước đắng sau ngọt.
Giảo cổ lam đã được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển Hạ năm 1694 và trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” với những công dụng sau:
- Ba chống: Chống u, chống lão hóa, chống mệt mỏi
- Ba giảm: Giảm béo, giảm căng thẳng, giảm nám sạm da
- Năm tốt: Ăn ngủ tốt, tiêu hóa tốt, da dẻ tốt, sức khỏe tốt và giúp tỉnh táo.
Theo y học hiện đại
- Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2
Hoạt chất saponin có trong giảo cổ lam được nghiên cứu và chứng minh là làm giảm và ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
- Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Các hợp chất có trong giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol toàn phần, triglyverid và một loại cholesterol xấu - LDL có hại cho sức khỏe, từ đó giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, tai biến, đột quỵ,…
- Điều trị bệnh tăng huyết áp và phòng ngừa biến chứng của các bệnh tim mạch
Uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, chất này thúc đẩy quá trình lưu thông máu và có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa biến chứng tim mạch.
- Chống khối u và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Chiết xuất giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u một cách rõ rệt. Đặc biệt, hoạt chất saponin trong giảo cổ lam có khả năng tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư như bạch cầu, phổi, đại tràng, vú và tử cung.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
Giảo cổ lam giúp tăng cường sinh lực do có các saponin có cấu trúc giống saponin trong nhận sam giúp cơ thể cân bằng tối ưu bằng cách cân bằng hormon nội tiết, hệ miễn dịch, hệ thần kinh và các chức năng sinh học khác.
III. NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG GIẢO CỔ LAM
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của giảo cổ lam đối với sức khỏe, chúng ta cũng cần lưu ý khi dùng loại dược liệu này:
- Không nên dùng trà giảo cổ lam vào buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ vì kích thích hệ thần kinh, làm tăng hưng phấn và dẫn đến khó ngủ.
- Không dùng quá liều lượng khuyến cáo (20g/ngày, tối đa 60-70g/ngày) vì có thể gây tụt đường huyết đột ngột. Nên dùng sau khi ăn no đối với người có đường huyết thấp.
- Không dùng nước pha giảo cổ lam để qua đêm vì có thể gây đầy bụng.
- Chỉ nên dùng giảo cổ lam trong khoảng thời gian tối đa là 4 tháng.
IV. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN DÙNG GIẢO CỔ LAM
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Một loại hoạt chất tìm thấy trong giảo cổ lam được nghiên cứu là có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi
- Người mắc bệnh tự miễn hoặc đang dùng thuốc làm giảm hệ miễn dịch: Người mắc bệnh tự miễn dịch như lupus, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp,… không được dùng giảo cổ lam vì có thể kích thích hệ miễn dịch và làm tăng triệu chứng của bệnh, làm giảm hiệu quả thuốc hạ miễn dịch.
- Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc mắc chứng rối loạn xuất huyết: Giảo cổ lam có thể làm chậm quá trình đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật 2 tuần cần ngừng sử dụng giảo cổ lam.