I. Lá sen là gì?
Từ xưa, lá sen được coi là dược liệu tự nhiên thuộc loài thực vật họ Thụy liên. Nó còn có tên gọi là Hà diệp.
Lá sen là một bộ phận của cây sen, phần lá mọc trồi lên trên mặt nước. Các lá có hình khiên và to nổi trên mặt nước, không bị thấm nước. Mặt trên của lá có màu lục lam, bề mặt nhám,còn mặt dưới của lá nhẵn và có nổi gân.
Người ta thu hoạch lá sen vào các tháng trong năm, gần như suốt năm. Tuy nhiên, thời điểm lá sen cho dược liệu tốt nhất là vào tháng 7-9 và lúc cây bắt đầu nở hoa. Sau khi thu hoạch, lá sen có thể dùng tươi hoặc rửa sạch, phơi khô để dễ bảo quản và dùng lâu dài.
II. Thành phần hóa học của lá sen
Lá sen có chứa rất nhiều chất có tác dụng tốt cho cơ thể như:
- Alkaloid: là tên gọi chung của một hợp chất có nguồn gốc thực vật chứa nitơ có nhiều dược tính phong phú như quinidin có tác dụng chống sốt rét…
- Flavonoid: là chất chống oxy hóa, có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể.
- Tanin: thuộc nhóm polyphenol, có thể kết hợp với các protein cao phân tử, có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng kháng viêm hiệu quả.
- Vitamin C: hỗ trợ tăng đề kháng, chống viêm.
Thành phần dinh dưỡng của lá sen bao gồm:
- Calo: 70kcal
- Kali: 30g
- natri: 28,5g
- Chất béo: 2g
- Vitamin A: 10,5% DV
- Vitamin C: 18,8%DV
- Canxi: 22,3% DV
- Sắt: 16,5% DV
- Vitamin B6
*DV: Giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
III. Công dụng của lá sen
Theo Y học cổ truyền, lá sen có vị đắng, hơi chát, tính mát, lợi về kinh can, tỳ, vị. Lá sen có công dụng giúp sức cho tỳ, vị, nâng cao trung khí, hạ nhiệt, làm tan ứ tụ và cầm máu. Phù hợp điều trị nôn ra máu, đổ máu cam, đại tiện ra máu, miệng khát, tâm phiền, phù thũng máu tụ, băng huyết, hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể.
Theo Y học hiện đại, lá sen có tác dụng:
- Hỗ trợ giảm cân
- Giải độc, mát gan
- Giúp an thần, chữa mất ngủ
- Cầm máu, chữa chảy máu cam
- Cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol.
- Hạ huyết áp
- Chữa đau mắt
- Bù nước, chữa mất nước
- Điều trị tiêu hoá, dạ dày
- Trị mụn nhọt, mẩn ngứa
IV. Những người không nên uống nước lá sen
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng lá sen. Sau đây là một số trường hợp không thể sử dụng lá sen:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng lá sen
- Người có tiền sử huyết áp thấp không nên dùng do không kiểm soát được mức độ hạ áp mà lá sen mang lại.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh vì lá en có khả năng cầm máu.
- Người có thể trạng hàn (chân, tay lạnh) do có thể làm tăng tính hàn của cơ thể, khiến tim đập nhanh, gây bứt rứt, khó chịu.